Biện Pháp Thi Công Cấp Thoát Nước Cho Nhà cao tầng - VIDEO HƯỚNG DẪN HỌC REVIT, AUTOCAD...

REVIT MEP HUY HOANG

Revit 2021,Autodesk Revit, Bản vẽ triển khai thi công

REVIT MEP HUY HOANG

REVIT MEP HUY HOANG
Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

Wednesday 12 June 2024

Biện Pháp Thi Công Cấp Thoát Nước Cho Nhà cao tầng

 


2.3.      Biện pháp trám, chống thấm lỗ đường ống thoát nước

-     Lỗ mở sau khi đã được xác định đúng kích thước và vị trí yêu cầu, công nhân sẽ tiến hành dùng máy đục hoặc máy khoan để đục bỏ những chỗ bê tông thừa và đục tạo rãnh xung quanh cổ ống xuyên sàn đục rộng 5~7cm so với đường kính ống, sâu 5cm tạo thành góc 45 độ.

-     Nên thổi rửa, vệ sinh sạch quanh cổ ống trước khi ghép cốp pha lắp đặt . Việc thi công đổ vữa cố định ống chờ qua sàn được tiến hành theo các bước sau:      

ü  Căn chỉnh ống theo đúng bản vẽ thi công và cố định ống.

ü  Vệ sinh sạch phần lỗ và phần sàn xung quanh lỗ sẽ chống thấm bằng nước sạch.

ü  Dùng ván cốp pha khoét lỗ vừa cho đường kính ống đi qua và ghép phía dưới sàn và định vị.

ü  Tiến hành quấn thanh trương nở Hyperstop ,kích thước 20x15(mm) quanh cổ ống.




 

 

Hình ảnh – Chi tiết chống thấm cổ ống xuyên sàn

 



Hình ảnh – Chi tiết cố định cổ ống xuyên sàn

ü  Dùng vữa không co ngót Sika Grout chèn kỹ lỗ bằng cách dùng que thép nhỏ chọc, kết hợp gõ vào thành ống nhiều lần để bê tông không bị rỗng, xốp.  Lớp sika được đổ thấp hơn sàn bê tông 5~10mm để bên Nhà thầu xây dựng thi công chống thấm sàn .         

-     Sau khi nghiệm thu công việc với TVGS và Ban QLDA tiến hành bàn giao mặt bằng cho xây dựng thi công các công việc tiếp theo.

2.4.    Biện pháp thử kín đường ống thoát nước

-     Nhận được báo cáo hoàn thành công việc của tổ đội thi công, kỹ sư giám sát hiện trường phải trực tiếp kiểm tra lại độ chính xác hình học của tất cả các đầu chờ cho đường thoát nước. Vị trí theo toạ độ ngang dọc của các đầu chờ không được sai lệch quá 5mm so với chỉ định vị trí thiết bị trong thiết kế và kích thước thiết bị do nhà sản xuất cung cấp. Trường hợp phát hiện sai lệch, kỹ thuật phải yêu cầu nhóm trưởng sửa chữa kịp thời trước khi công tác thử nghiệm rò rỉ tiến hành.

-     Để thử kín hệ thống thoát nước của toà nhà ta chia ra thành các vùng để thử, tiến hành chia 4 tầng một vùng thử (chia theo tầng đặt Y kiểm tra trên trục thoát nước). Việc thử kín được tiến hành theo các bước sau:

ü  Bước 1: Dùng đầu bịt tất cả các đầu chờ trên đường nhánh liên quan đến trục đứng cần thử kín, chỉ để lại một đầu duy nhất ở tầng trên cùng của vùng thử để đổ nước và kiểm tra mực nước .Dùng đầu bịt và van xả gắn vào điểm dưới cùng của trục đứng .

ü  Bước 2: Dùng ống mềm bơm đầy nước vào hệ thống thoát vùng cần thử, kiểm tra rò rỉ và nghiệm thu nội bộ. Trong trường hợp phát hiện ra rò rỉ, nhà thầu kiểm tra bằng mắt thường để tìm điểm rò rỉ, sau khi tìm thấy ta tiến hành tháo nước ngâm ra ngoài, thực hiện sửa lỗi và sau đó ngâm nước thử kín lại tới khi hệ thống đạt yêu cầu nhà thầu tiến hành mời tư vấn giám sát đi nghiệm thu, đánh dấu xác nhận mực nước và bịt niêm phong

+ Từ thời gian ngâm nước ta có được kết luận về độ kín và rò rỉ của hệ thống.

Thời gian ngâm nước (phút)

Độ tụt mực nước thử (cm)

60-120

0

120-1440

3-5

Sau thời gian 120 phút kỹ sư giám sát thi công của nhà thầu sẽ cùng TVGS tháo niêm phong và kiểm tra độ tụt mực nước. Nếu không đạt tiến hành kiểm tra rò rỉ, sửa chữa và thử lại.

+ Quá trình thử kín hệ thống kết thúc bằng việc TVGS xác nhận và ký biên bản nghiệm thu chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

ü  Bước 3: Nước trong hệ thống được tháo ra tại vị trí van đã lắp đặt tại đầu bịt dưới cùng của vùng thử và được xả ra hệ thống thoát nước tạm.

-     Quy trình này được thực hiện lặp lại cho đến khi lắp đặt và thử kín đến tầng mái.



Hình ảnh – Thực tế thử kín trục đứng nước thoát

-     Quá trình test kín nghiệm thu với TVGS/BQLDA đạt cho tiến hành dùng măng song gắn lại trục đứng hoàn thiện.





Hình ảnh – Lắp trục đứng thoát nước sử dụng măng song trượt sau khi thử kín

3.     Dán nhãn

-     Nhãn decal cho đường ống   

-     Nhãn dán thể hiện rõ tên thiết bị và hướng dòng chảy.

4.     Lắp đặt thiết bị vệ sinh

-     Thiết bị vệ sinh hầu hết làm bằng sứ và inox có độ bóng cao do đó để đảm bảo an toàn cho thiết bị, trong quá trình lắp đặt phải hết sức cẩn thận và sau đó phải có biện pháp bảo vệ chu đáo. Nhà thầu sẽ chỉ lắp đặt thiết bị vệ sinh khi các công tác xây, trát, ốp lát, trần và cửa đó hoàn thành.

-     Quy trình lắp đặt thiết bị vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

ü  Vận chuyển thiết bị vệ sinh lên khu vực thi công, phải nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh trầy xước, hư hỏng thiết bị.

ü  Xả kiệt nước trong hệ thống, tiến hành xả nước tại tất cả các đầu chờ cấp nước để kiểm tra tắc nghẽn.

ü  Đọc kĩ bản vẽ, catalogue thiết bị, lấy dấu, đánh dấu, khoan lỗ, bắt vít.

ü  Đặt thiết bị vào đúng vị trí, kiểm tra và điều chỉnh độ cân bằng của thiết bị sau đó cố định thiết bị.

ü  Dùng xi măng trắng, silicone gắn kín các khe hở giữa thiết bị và sàn, tường, bàn đá.

ü  Dùng nilong bọc kín thiết bị chờ ngày bàn giao.




Hình ảnh – Chi tiết lắp đặt bồn cầu

 



Hình ảnh – Chi tiết lắp đặt chậu rửa lavabo

Hình ảnh – Chi tiết lắp đặt chậu rửa chén

 





Hình ảnh – Chi tiết lắp đặt tắm đứng

hãy để lại bình luận để nhạn bản đầy đủ

No comments: