Biện Pháp Thi Công Cấp Thoát Nước Cho Nhà cao tầng - VIDEO HƯỚNG DẪN HỌC REVIT, AUTOCAD...

REVIT MEP HUY HOANG

Revit 2021,Autodesk Revit, Bản vẽ triển khai thi công

REVIT MEP HUY HOANG

REVIT MEP HUY HOANG
Revit mep Huy Hoang chia sẻ, hướng dẫn thực hành triển khai các bản vẽ thi công, shopdrawing bằng phần mềm Revit, Autocad...và chia sẻ, review cuộc sống hàng ngày.

Wednesday 12 June 2024

Biện Pháp Thi Công Cấp Thoát Nước Cho Nhà cao tầng

 



Hình ảnh – Chi tiết treo ống nước thoát phương ngang



Hình ảnh – Chi tiết giá đỡ trục đứng ống thoát nước



Hình ảnh – Chi tiết thi công trục đứng nước thoát điển hình

-       Dùng thước đo từ trục của công trình (hoặc mép tường hoàn thiện gần nhất) căn cứ theo đường mực do đơn vị trắc đạt bàn giao trên công trình để tiến hành xác định vị trí các điểm đầu – cuối của hai hàng ty  song song để treo giá đỡ ống thoát nước, tim hai hàng ty này trùng với tim ống thoát nước theo bản vẽ thi công được duyệt.

f.     Các công đoạn dán ống:

-       Các ống phải được kiểm tra, làm vệ sinh, lau khô mối nối, nếu gia công trên sàn phải có bạt nhựa, ván ép để tránh bụi bẩn.

-       Làm nhẳn đầu, cạnh ống, làm sạch bề mặt tiếp xúc giữa ống và phụ kiện.

  


-       Đánh dấu chiều sâu kết nối và chiều dài ống bằng bút lông dầu

                  

-       Dùng cọ thoa nhanh keo dán lên đầu ống đã đánh dấu và mặt trong của phụ kiện




-       Dùng giẻ làm sạch keo thừa trên mối nối

-       Mối nối sau khi gắn xong phải để yên cho khô, không được rung chờ keo khô khoảng 01 phút cho ống từ  50mm trở xuống, 02 phút cho ống lớn hơn 50mm và 03 phút cho ống Æ 100 - Æ 150 (sử dụng dụng cụ trợ lực để nối ống từ 150 trở lên).

 

                             



    

                         


Hình ảnh – Thi công hệ thống thoát nước trục đứng nhà vệ sinh căn hộ

-       Độ dốc ống được xác định như sau:

Đường kính danh nghĩa(mm)

Độ dốc tối thiểu

DN34

0,02

DN40

0,02

DN48

0,02

DN60

0,02

DN90

0,02

DN110

0,02

DN160

0,005

DN225

0,005

DN315

0,005

DN400

0,005

DN450

0,005

 

2.2.    Biện pháp thi công khoan lỗ xuyên sàn:

-     Bao gồm các bước sau :

ü  Bước 1: Định vị lỗ khoan

Công việc này thông thường do các đơn vị giao thầu định vị vị trí cần khoan chính xác. Tâm lỗ khoan được đánh dấu bằng mực chống ướt theo dạng chữ thập. Đây là công việc rất quan trọng, giúp việc khoan được đúng vị trí cần khoan.

ü  Bước 2: Bắt giữ chân đế

Có thể dùng tắc kê đạn hoặc tắc kê nở để giữ chân đế. Tắc kê cần được bắt chặt để giúp chân đế được vững, nếu vị trí mặt bằng khoan gồ gề chúng ta sử dụng bulông chống kênh để chân đế có thể cân bằng trở lại.

ü  Bước 3: Lắp ráp máy và cố định máy

Sau khi đã bắt giữ chân đế xong chúng ta tiến hành láp ráp máy và mũi khoan để định vị đúng tâm lỗ. Chân đế sẽ chỉ được siết chặt sau khi mũi khoan đã được định vị đúng vị trí tâm lỗ cần khoan.

ü  Bước 4: Thi công khoan

Đây là công việc chính và quan trọng nhất, nên cho máy di chuyển chậm ( đặc biệt với các mũi mới). Khi mũi đã ăn sâu vào bê tông được 2cm thì tiến hành ép chậm máy khoan tiến sâu vào bê tông. Thường xuyên châm nước vào lỗ khoan. Khi chạm sắt nên cho di chuyển chậm đảm bảo tốc độ quay của máy ổn định.



-     Biện pháp đảm bảo An toàn lao động và vệ sinh trong quá trình khoan rút lõi:

ü  Che chắn các vị trí xung quanh để tránh văng bùn và nước.

ü  Bên dưới sàn bê tông tại vị trí khoan rút lõi phải thực hiện các biện pháp cảnh báo, che chắn và có người túc trực để hứng lõi bê tông rơi xuống sau khi khoan.

ü  Đường kính lỗ khoan phải lớn hơn đường kính ống tối thiểu là 50mm đến 60mm

hãy để lại bình luận để nhạn bản đầy đủ

No comments: