VI. BIỆN PHÁP THI
CÔNG KÉO RẢI DÂY
VI.1. CÔNG TÁC
CHUẨN BỊ
-
Kiểm
tra các công tác xây dựng liên quan đến công tác kéo dây đã thực hiện
xong. Công tác lắp ống điện/ máng điện đã hoàn tất.
-
Chuẩn bị
biện pháp an toàn:
-
Giàn giáo,
chống, cùm, sàn thao tác, lan can, dây chằng, bánh xe... (tùy điều kiện lắp đặt)
-
Dây đai an
toàn/ Đai toàn thân (nếu có yêu cầu)
-
Quạt thông
gió (nếu có yêu cầu),
-
Kính đeo
mắt an toàn cho công tác cắt
-
Kiểm tra an
toàn thiết bị điện, đèn chiếu sáng cầm tay (nếu có yêu cầu), dây nguồn và
thiết bị cấp nguồn điện thi công
-
Giày, nón
bảo hộ và găng tay
-
Biển báo khu
vực làm việc, băng cảnh báo an toàn (nếu có yêu cầu).
-
Bản vẽ thi
công về chi tiết lắp đặt đã được phê duyệt, phiên bản mới nhất, bản
vẽ thể hiện đầy đủ các chi tiết: Định vị thiết bị cần kéo dây, mặt bằng
tuyến cáp, đánh số pha nguồn cấp, cỡ dây, số dây hoặc Bản vẽ mặt bằng, sơ đồ
nguyên lý thể hiện tiết diện cáp, loại cáp, cấp điện áp, tên thiết bị hoặc Bản
vẽ mặt bằng và sổ cáp (nếu có).
-
Bản vẽ điển
hình thể hiện cỡ dây và cách đấu nối vào thiết bị (nếu có).
-
Chuẩn bị
vật tư: Theo danh mục vật tư liên quan, gồm:
+ Dây
và cáp điện các loại
+ Dây
mồi, dây thừng và chụp đầu cáp (áp dụng với cáp cỡ lớn)
+ Nhãn
cáp, băng keo màu đánh dấu dây/ đầu số/ ống dấu màu/ bút dấu...
+ Băng
keo, ống co giãn nhiệt, silicon (áp dụng với cáp ngầm).
+ Dây
buộc cáp, dây buộc các loại.
+ Giẻ
lau, sáp, cồn...
+
Kiểm tra dụng cụ thi công và thiết bị đo đảm bảo hoạt động tốt và an
toàn.
+ Đồng
hồ vạn năng kế (VOM)/ ohm kế, đồng hồ đo cách điện phù hợp
+ Máy
cắt, cưa sắt, kìm cắt cáp, đèn khò...
+ Con
lăn thép, ống nhựa
+ Dụng
cụ thi công cá nhân
VI.2. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT
-
Tính
toán hoặc đo đạc thực tế tại hiện trường chiều dài dây cho từng tuyến và
màu dây cho từng pha. Cuộn dây trước khi cắt ra để kéo phải được kiểm tra để
bảo đảm dây đạt chất lượng. Đo cách điện và thông mạch dây đạt, nhìn bên ngoài
dây không bị xoắn hoặc gãy, vỏ cáp không bị nứt và trầy xước quá mức, màu sắc
chưa phai thì mới được chấp nhận sử dụng.
-
Đối với từng
cuộn dây, các sợi dây dài sẽ được đo đạc và cắt trước, sau đó đến các sợi cáp
ngắn hơn để bảo đảm dây không bị vụn.
-
Chuẩn bị dây
để kéo cho từng tuyến. Dây trong từng ống đơn sẽ được chuẩn bị thành từng bó để
kéo thành một lần duy nhất.
-
Khi xả dây
khỏi cuộn, phải xếp và nắn thẳng trước, đánh dấu dây ở cả hai đầu của sợi
dây. Khi xếp các tuyến lại với nhau phải nắn thẳng và xếp song song với nhau sẵn.
Làm nhãn cho từng tuyến theo chiều dài dây cứ mỗi 5 mét và tại các
điểm rẽ nhánh trên máng điện.
-
Bó dây gọn
gàng để kéo qua ống theo thiết kế bằng phương pháp kéo và đẩy: kéo bó dây ở
một đầu và đầu còn lại được nắn và đẩy để bó dây luồn qua dễ hơn.
-
Với trường hợp
rải cáp trên máng điện, các cáp lớn và dài sẽ được kéo trước và sắp đặt nằm sát
đáy máng, sau đó kéo các cáp nhỏ và ngắn.
-
Cáp kéo xong
tiếp tục được đo kiểm tra thông mạch, cách điện và được kiểm tra bằng mắt để có
thể tìm ra các hư hỏng vô ý do công tác kéo cáp.
-
Các đầu dây
chờ trước khi đấu và dây dự phòng phải được băng đầu dây và cuộn lại gọn
gàng. Các nhãn cáp/ nhãn đầu dây phải hướng ra ngoài và lên trên để dễ nhận biết
và tìm kiếm sau này.
-
Sắp xếp lại
cáp trên máng cáp hoặc ở hai đầu ống, buộc cố định cáp
-
Che bảo vệ
cáp trên máng cáp tại các góc, các vị trí dễ bị tiếp xúc hoặc ở hai đầu ống để
tránh các hư hỏng do va chạm vô ý.
-
Kiểm tra,
đánh dấu các cáp đã kéo xong vào bản vẽ thi công/ sổ cáp và tổng hợp khối lượng.
Làm yêu cầu tư vấn kiểm tra và nghiệm thu bằng mẫu nghiệm thu thi công.
-
Vệ sinh
toàn bộ vật liệu thừa, giữ khu vực thi công sạch và gọn gàng.
No comments:
Post a Comment